Những điều cần biết về rối loạn tự kỷ ở trẻ

Ngày nay, hiện tượng tự kỷ được xem là một trong các dạng rối loạn tâm thần ở trẻ em. Theo các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy, các hành vi của trẻ tự kỷ thường là do những rối loạn trong sự phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu và đa số là do thể chất chứ không hoàn toàn do cách nuôi dạy của cha mẹ.

Thế nào là tự kỷ?

Tự kỷ là tự phong tỏa, có những rối nhiễu đặc hiệu trong việc không thể thiết lập các mối quan hệ tương tác với xã hội bên ngoài. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về khả năng phát triển của não bộ tiến triển trong 3 năm đầu của bé, thường xảy ra cho bất kỳ một đứa trẻ nào, không lệ thuộc vào dân tộc, xã hội hay trình độ phát triển của cha mẹ.

Tự kỷ là một dạng rối loạn tâm thần ở trẻ. Nguồn: Images.

Nhìn chung, trẻ tự kỷ thường có những vấn đề trong 3 lĩnh vực quan trọng của quá trình phát triển là: kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi. Những trẻ bị bệnh nặng có thể mất hoàn toàn khả năng giao tiếp hoặc tương tác với người khác.

Tự kỷ là một hội chứng

Tự kỷ không phải là một căn bệnh đơn độc mà nó bao gồm các hội chứng như:

Hội chứng Asperger: Một số biểu hiện ở trẻ như là vụng về, sợ leo trèo. Hầu hết các trẻ này còn vụng về trong cả việc đi đứng. Khi bước đi chúng vung vẩy hai tay và chúi đầu về phía trước, chúng chạy một cách lúng túng, vươn dài hai cánh tay ra. Khi lên cầu thang thì thường đi từng bước một mặc dù chúng đã lớn để có thể bước một cách bình thường. Nhiều trẻ lại hay tạo ra các tư thế đặc biệt. Những nét dị thường này ngày càng dễ nhận ra khi trẻ lớn lên và rõ nhất là ở tuổi thiếu niên và trưởng thành.

Bên cạnh đó, còn có những rối loạn khác như rối loạn tự kỷ sớm, rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu; Hội chứng Rett, rối loạn nhân cách tuổi nhỏ.

Chứng tự kỷ làm cho đứa trẻ mất khả năng giao tiếp, nhất là về phương tiện ngôn ngữ và có thể gây tổn thương cho chính đứa trẻ vì các hành động tự gây hại và quấy phá của trẻ.

Những biểu hiện chủ yếu của hội chứng tự kỷ

– Sống khép kín, trầm lặng, lãnh đạm hoặc thờ ơ với việc thiết lập quan hệ xã hội.

– Không đáp ứng khi được gọi tên.

– Không giao tiếp bằng mắt với người khác.

– Khó khăn khi nói chuyện với người khác.

– Có các hành vi hoặc cử động lặp đi lặp lại, chẳng hạn đu đưa, xoay mình hoặc tự làm tổn thương mình. Chỉ thích 1 hay vài trò chơi.

– Không quan tâm đến hoặc ác cảm với các hoạt động thể chất.

– Chậm nói và phát triển từ.

– Không biết cách chơi với các trẻ khác.

Chẩn đoán và điều trị

Cần phát hiện dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Vì bệnh có mức độ nặng và biểu hiện rất khác nhau, nên có thể rất khó chẩn đoán. Không có xét nghiệm đặc hiệu nào để phát hiện ra bệnh mà chủ yếu là do quan sát hành vi và thái độ của trẻ trong giao tiếp và ứng xử. Khám bệnh bao gồm quan sát trẻ, hỏi về sự phát triển và thay đổi trong kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ, hành vi của trẻ qua thời gian. Trẻ có thể được làm một số trắc nghiệm về nói chuyện, ngôn ngữ và các vấn đề tâm lý.

Mặc dù dấu hiệu bệnh thường biểu hiện khi trẻ được 18 tháng tuổi, nhưng chẩn đoán có khi phải đợi đến khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, khi biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ đã trở nên rõ ràng. Chẩn đoán sớm là rất quan trọng vì can thiệp sớm – trước 3 tuổi – thường mang lại khả năng phục hồi tốt nhất.

Hiện nay, chưa có cách chữa khỏi bệnh tự kỷ và không có biện pháp nào phù hợp cho tất cả. Các lựa chọn điều trị gồm liệu pháp hành vi và giao tiếp nhằm giải quyết những khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi của trẻ.

Thuốc không cải thiện được các dấu hiệu chủ yếu tự kỷ, nhưng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Việc dùng các thuốc điều trị tâm thần phải hết sức thận trọng và tùy từng trường hợp mà có sự lựa chọn thích hợp. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng các thuốc kích thích hoặc thuốc an thần khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Các liệu pháp hỗ trợ như: nghệ thuật, âm nhạc, chế độ ăn đặc biệt, bổ sung vitamin, muối khoáng cần được duy trì và có tác dụng tốt nếu có sự phối hợp chăm sóc, cũng như thể hiện sự quan tâm âu yếm của người thân đối với trẻ.

Tại các trung tâm y khoa chuyên ngành, trẻ thường đáp ứng tốt với các chương trình giáo dục được cấu trúc chặt chẽ, có sự tham gia của một nhóm các chuyên gia và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau để cải thiện kỹ năng ứng xử, giao tiếp, hành vi.

Bệnh tự kỷ ở trẻ em cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng, đương nhiên không thể thiếu môi trường điều trị để giúp trẻ lấy lại cân bằng trong phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được điều trị, bệnh này sẽ tạo ra những rối loạn nhân cách của người bệnh trong tương lai và đôi khi gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội. Một số vụ thảm sát gần đây gây ra ở trường học, nơi công cộng ở các nước phương Tây có nguyên nhân bắt đầu từ những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ ngay từ thời thơ ấu.

(Webtretho tổng hợp)

Tin liên quan chuyên mục: Hoạt động giáo dục đặc biệt

Charley Taylor Womens Jersey