ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA TÂM LÍ TRUNG TÂM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT VÀ HỖ TRỢ TÂM LÍ TÔ HIẾN THÀNH

Thực trạng hiện tượng trẻ em có biểu hiện tâm lí lệch chuẩn xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, những biểu hiện như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, trầm cảm, rối loạn tâm lí, hoang tưởng, tâm thần phân lập ngày càng xuất hiện rất sớm theo thang độ tuổi của trẻ em.

Là những người thầy cô giáo tâm huyết với thế hệ tương lai, nhiều năm qua, chúng tôi đã chứng kiến có rất nhiều bậc phụ huynh gửi gắm những đứa trẻ ngây thơ đến với trường Tiểu học và Mầm non Tô Hiến Thành, và nhiều đứa trẻ đã tung cánh bay xa về bốn phương trời như đàn chim én.

Chúng tôi cũng dành trọn tâm huyết để mở rộng vòng tay dìu dắt để những đứa trẻ có tâm lí lệch chuẩn được hòa nhập với cộng đồng thông qua hình thức học tập hòa nhập.

Ngày hôm nay, xuất phát từ nhu cầu hòa nhập cộng đồng của trẻ em, xuất phát từ nhu cầu yêu thương con cái của những bậc phụ huynh, được sự hỗ trợ và hợp tác về chuyên môn của những chuyên gia tâm lí đến từ Trung tâm hỗ trợ và tư vấn tâm lí, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Trung tâm giáo dục đặc biệt và hỗ trợ tâm lí Tô Hiến Thành đã ra đời.

Dưới đây là hai chuyên gia tâm lí sẽ làm việc trực tiếp với học sinh và phụ huynh học sinh trong quá trình giáo dục đặc biệt và hỗ trợ tâm lí. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hằng và Ths. Nguyễn Thúy Vân.

PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG

  • Năm sinh: 1970
  • Nơi công tác: Bộ môn Tâm lí học lâm sàng, Khoa Tâm lí học
  • Thời gian công tác tại Trường: từ 1996 đến nay
  • Học vị: Tiến sĩ
  • Chức danh khoa học: phó giáo sư

2. Nghiên cứu và giảng dạy

2.1. Các lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy chính

  • Hoạt động thần kinh cấp cao
  • Tâm lí học sức khoẻ
  • Các phương pháp đánh giá trong Tâm lí học lâm sàng
  • Các vấn đề về tâm lí học phát triển trẻ em và thanh thiếu niên
  • Các vấn đề về hành vi lệch chuẩn ở trẻ em và thanh thiếu niên
  • Các vấn đề tâm lí học đường: chẩn đoán, đánh giá, can thiệp và phòng ngừa sức khoẻ tâm lí cho học sinh
  • Trị liệu lo âu, trầm cảm cho người lớn
  • Tư vấn về giáo dục con cái cho các bậc cha mẹ

2.2. Quá trình nghiên cứu, giảng dạy

  • 1996 – 2012: Giảng dạy tại Khoa Tâm lí học, ĐHKHXH&NV
  • 1998 – 2001: Học cao học tại Viện Khoa học giáo dục
  • 1999: Học khoá Sư phạm tương tác và Tâm lí học phát triển trẻ em ở Hà Nội trong Dự án phối hợp đào tạo giáo viên về sư phạm tương tác và Tâm lí học phát triển trẻ em giữa Viện phát triển và chiến lược giáo dục với Trường Đại học Québec à Trois – Rivières, Québec, Canada
  • 2003 – 2004: Học Khoá Đào tạo các nhà nghiên cứu về tâm lí lâm sàng trẻ em Việt Nam. Chương trình phối hợp giữa Viện chiến chiến lược và chương trình giáo dục Việt Nam với Đại học Vanderbilt Hoa Kì.
  • 2003 – 2006: Nghiên cứu sinh tại Liên bang Nga
  • 8/2010: Tham gia khoá đào tạo “Mental Health in the Shools” (Sức khoẻ tinh thần học đường) do Liên hiệp hội Tâm lí học học đường Việt Nam (CASP-V) phối hợp với 6 trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam tổ chức (giảng viên và chứng chỉ khoá học do Đại học Chapman – Hoa Kì cấp)
  • 1/2011: Tham gia khoá học “Development Shoolwide Prevention and Intervention Program for the students” (Phát triển chương trình phòng ngừa và can thiệp toàn trường cho học sinh) do các giảng viên Đại học Chapman và Đại học Humbouldt (Hoa Kì) giảng dạy.
  • 3/2011: Tham gia khoá học “The training workshop on ways for assessing and promoting student’s subjective well – being in school” (Các phương pháp đánh giá và thúc đẩy trạng thái tích cực tâm lí của học sinh” do giảng viên Đại học Munich (Đức) giảng dạy.
  • 10/2011: Tham gia khoá học “Shool Psychology and Special Education in the Netherlands” (Tâm lí học đường và giáo dục đặc biệt ở Hà Lan) do các giảng viên Đại học Amsterdam (Hà Lan) giảng dạy.
  • 11/2011: Tham gia khoá học “Best practice in the Education, Training, and Supervision of School Psychologists” (Thực hành tốt nhất cho nhà tâm lí học đường trong giáo dục, huấn luyện và giám sát) do các giảng viên của Đại học St. John’s (Hoa Kì) giảng dạy.
  • 2005 – 2012: Là hội viên Hội Tâm lí – Giáo dục học Việt Nam

2.3. Đã và đang hướng dẫn NCS, cao học thuộc các lĩnh vực

Đang hướng dẫn 04 thạc sĩ và đang hướng dẫn 04 học viên cao học thuộc các lĩnh vực:

  • Tâm lí học lâm sàng
  • Tâm lí học học đường

3. Các công trình đã công bố

3.1. Sách phục vụ đào tạo đại học, sau đại học (chuyên khảo, giáo trình, sách tham khảo)

  1. Giáo dục, tâm lí và sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên ngành. Education, Psychology and Mental Health problems of Vietnamese Chidren – Theretical and applied Interdisciplinary Research. Sách tham khảo(đồng biên soạn phần 11, từ trang 455 – 488). Đại học Quốc gia Hà Nội. 2007
  2. Bài giảng Tâm lí học lâm sàng đại cương (Chủ biên) – Bài giảng dành cho sinh viên ngành Tâm lí học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2010

3.2. Các bài viết (bài đăng tạp chí chuyên ngành; kỉ yếu hội thảo quốc gia, quốc tế)

  1. Những hậu quả của li hôn. Kỉ yếu Hội thảo khoa học: “Gia đình và khủng hoảng gia đình. Thực trạng và giải pháp”. Tam Đảo, ngày 20-21 tháng 6 năm 2002. Trang 136 – 142.
  2. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ em có cha mẹ li hôn. Tạp chí Tâm lí học, số 2 tháng 2/2003. Trang 27 – 31.
  3. Vấn đề xã hội hoá trẻ em và giáo dục gia đình ở Việt Nam qua các thời kì khác nhau. Tuyển tập các nghiên cứu khoa học “Những vấn đề cấp thiết của khoa học xã hội”. Khoa Triết học, Trường Đại học tổng hợp sư phạm Matxcơva. Số 33, trang 192 – 197.
  4. Đặc điểm cá nhân và ý nghĩa của chúng trong quá trình xã hội hoá trẻ em. Tạp chí Tâm lí học, số 11/2005, trang 25 – 28.
  5. Nghiên cứu so sánh định hướng và phong cách giáo dục con cái của cha mẹ Nga và cha mẹ Việt Nam. Tuyển tập các nghiên cứu khoa học “Những vấn đề cấp thiết của khoa học xã hội”. Khoa Triết học, Trường Đại học tổng hợp sư phạm Matxcơva. Số 34, trang 171 – 178.
  6. Vấn đề xã hội hoá và phong cách giáo dục trẻ em ở Việt Nam. Kỉ yếu Hội thảo khoa học ứng dụng nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của A.V. Keneman (16 tháng 3 năm 2006): “Những vấn đề và triển vọng của giáo dục mầm non”. Nhà xuất bản “Tư tưởng chính trị-xã hội”, Matxcơva. Trang 203 – 205.
  7. Nghiên cứu so sánh đặc điểm xã hội hoá của học sinh Nga và học sinh Việt Nam. Tạp chí Tâm lí học ứng dụng. Nhà xuất bản: “EKO”, Matxcơva, số 5/2006. Trang 109 – 116.
  8. Nghiên cứu xuyên văn hoá về đặc điểm xã hội hoá của học sinh Nga và học sinh Việt Nam. Tạp chí Tâm lí học dạy học, số 3, Matxcơva, tháng 3/2007. Trang 61 – 73.
  9. Nghiên cứu xuyên văn hoá về đặc điểm của quá trình xã hội hoá của học sinh Nga và học sinh Việt Nam. Tạp chí Tâm lí học, số 10 (103), tháng 10 – 2007. Tr. 26 – 30
  10. Nghiên cứu trẻ em có bố mẹ li hôn bằng trắc nghiệm Vẽ tranh gia đình. Tạp chí Tâm lí học, số 11 (104), tháng 11 – 2007. Tr. 33 – 39.
  11. Sức khoẻ tâm thần của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở (đồng tác giả). Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế về can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần trẻ em Việt Nam. Hà Nội, ngày 11, 12/12/2007. Tr. 194 – 203.
  12. Xây dựng mô hình tham vấn học đường trong nhà trường phổ thông (đồng tác giả). Trong cuốn: “Giáo dục, tâm lí và sức khoẻ tâm thần trẻ em Việt Nam. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn liên ngành. (Đặng Bá Lãm & Weiss Bahr chủ biên). NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 2007. Tr. 455 – 488.
  13. Tình hình giảng dạy và nghiên cứu sức khoẻ tinh thần ở Bộ môn Tâm lí học lâm sàng, Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. . Kỉ yếu Hội thảo về Sức khoẻ tinh thần của Hội khoa học Tâm lí – Giáo dục Việt Nam tổ chức từ ngày 11 – 13/01/2008, tr. 175 – 281.
  14. Mô hình hoạt động của nhà tâm lí học đường. Kỉ yếu Hội thảo “Tâm lí học đường”. Trường đại học sư phạm Hà Nội, tháng 10/2008.
  15. Mô hình hoạt động của nhà tâm lí học đường. Tạp chí Tâm lí học, số 3, tháng 3/2009
  16. Lo âu học đường ở học sinh lớp 1. Kỉ yếu hội thảo Quốc tế: “Nhu cầu, định hướng và đào tạo Tâm lí học đường tại Việt Nam”, Hà Nội, ngày 3,4 tháng 8/2009.
  17. Nhu cầu được trợ giúp tâm lí học đường ở học sinh cuối THCS và THPT thành phố Nam Định. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế “Nhu cầu, định hướng và đào tạo Tâm lí học đường ở Việt Nam”, Hà Nội, ngày 3,4 tháng 8/2009.
  18. Một số vấn đề sức khoẻ tâm thần ở nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học/dioxin. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế “Hậu quả tâm lí ở những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học trong chiến tranh ở Việt Nam”, Hà Nội, 19,20/3/2010.

3.3. Chương trình, đề tài nghiên cứu (phân theo cấp quản lí) đã thực hiện

  1. Thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sau 10 năm đổi mới. Uỷ ban bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. 1999 – 2000 Nghiên cứu viên
  2. Giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội 2000-2002. Nghiên cứu viên
  3. Ảnh hưởng của nữ giảng viên có uy tín đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Đại học Quốc gia Hà Nội 1998-2000. Nghiên cứu viên
  4. Nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp tương lai. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn. 2001
  5. Bước đầu nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần của học sinh một số trường trung học cơ sở. . Chương trình Quốc gia về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng- Bộ y tế. 2002 – 2005
  6. Xây dựng mô hình tham vấn học đường trong nhà trường phổ thông. Viện sức khoẻ Quốc gia Hoa Kì. 2004 – 2005
  7. Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong nghiên cứu khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội 2003-2005. Nghiên cứu viên
  8. Điều tra, đánh giá thực trạng tổn thương tâm lí ở những nạn nhân bị nhiễm chất độc hoá học do Mĩ sử dụng trong chiến tranh ở Việt nam và xây dựng mô hình trợ giúp tâm lí-xã hội tại cộng đồng. Bộ Tài nguyên và Môi trường. 2008-2010
  9. Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến stress trong học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2008 – 2009
  10. Tâm lí học học đường: một số vấn đề lí luận và thực tiễn ở Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội 2008 – 2010. Chủ nhiệm
  11. Nghiên cứu áp dụng tâm lí học vào trường phổ thông. Bộ giáo dục – đào tạo. 2008 – 2010

THS. TÂM LÍ NGUYỄN THÚY VÂN

Năm sinh: 1984

Gần 10 năm kinh nghiệm làm giáo viên giáo dục đặc biệt và can thiệp tâm lí.

Tháng 6 năm 2005. Tốt nghiệp Khoa giáo dục đặc biệt – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.

Tháng 7 năm 2005, công tác tại Làng Hữu Nghị- Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam với nhiệm vụ giáo dục đặc biệt và can thiệp tâm lí cho trẻ em bị khuyết tật  là con, cháu của các Cựu chiến binh, Thanh niên xung phong bị nhiễm chất độc da cam/Dioxin.

Tham gia nhiều khóa tập huấn do Tổ chức Hỗ trợ và Phát triển Đức (DED), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Khoa Giáo dục đặc biệt trường Đại học sư phạm Hà Nội và Khoa Tâm lí trường Đại học Khoa học Xã hội- Nhân Văn tổ chức.

Tháng 1 năm 2014, hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ tâm lí học.

Tháng 7 năm 2014, chính thức được công nhân học vị Thạc sĩ tâm lí học, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trong thời gian này, cộng tác viên tham gia đánh giá, hỗ trợ tâm lí cho các bệnh nhân có nhu cầu, tại Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn tâm lí của trường Đại học Khoa học Xã hội – Nhân văn.

Các thành tích đã đạt được:

  • Giấy khen của cơ quan TƯ Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ cơ quan năm 2006, 2008, 2009.
  • Giải nhất cuộc thi kể chuyên tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh cơ quan TƯ Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2008.
  • Bằng khen của  cơ quan TƯ Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã có thành tích suất sắc trong thực hiện nhiệm vụ cơ quan năm 2011
  • Bằng khen của Công đoàn cơ quan TƯ Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã có thành tích trong hoạt động phong trào thi đua năm 2012.

 

Tin liên quan chuyên mục: Hoạt động giáo dục đặc biệt

Charley Taylor Womens Jersey